Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Giới thiệu tác phẩm "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc"...- Trần Đức

Giới thiệu tác phẩm để xuất bản
               MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC
                            . Đó là chân dung thi ca Phạm Ngọc Thái


    "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" là tên đề một Tuyển-thi-văn, do tổ chức văn chương của số nhà giáo và văn sĩ ở thủ đô Hà Nội biên soạn:

1.  Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm. Người lãnh đạo chính.
2.  Trần Đức - Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian
3.  Nguyễn Bồng - Nguyên GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội
4.  Ths. Anh Nguyễn - Nguyên GV Trường ĐH Quốc gia
5.  Nguyễn Đình Chúc - Người bình luận văn học đương thời
6.  Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình, Hà Nội

Giới thiệu tác phẩm "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc

     Đến nay Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời 11 tác phẩm thi ca và bình luận văn học, 2 tiểu thuyết và 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ - Chúng tôi biên soạn Tuyển "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc" này, dựa trên các tác phẩm đã xuất bản đó của ông. Đặc biệt về những tác phẩm chính:

-  PNT Phê bình và tiểu luận thi ca, 2013
-  PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại, 2014
-  PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN, 2019
-  Tuyển thơ chọn lọc, 2019
-  64 bài thơ hay, 2020

     Cùng với những bài bình luận mới đây về thi nhân của số tác giả trên văn đàn.

     Bản thảo "Tuyển thi văn" có độ dày 240 trang A4, tương đương 400 trang sách xuất bản. Gồm 100 bài thơ chọn - 46 bài bình thơ hay và tiểu luận sâu sắc  của nhiều tác giả về chân dung, thân thế cùng sự nghiệp văn học của thi nhân.

GIỚI THIỆU ĐẠI CƯƠNG TUYỂN THI VĂN "MINH CHỨNG..."
 
    Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH sư phạm, trong bài: "Phạm Ngọc Thái nhà thơ CCB tài năng, có cuộc đời hoạn nạn và sóng gió", bình luận:

      " Thơ hay bậc nhất của nền văn hiến Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm. Vượt qua mọi thời đại - Đó là loại thơ thuộc hàng đẳng cấp cao nhất. Thí dụ như:

    Đèo Ngang của BHTQ;   Làm Lẽ, Cảnh Thu - Hồ Xuân Hương;   Thương Vợ - Tú Xương;   Thu Điếu - Nguyễn Khuyến;   Tràng Giang - Huy Cận;   Tranh Lõa Thể - Bích Khê;   Tương Tư - Nguyễn Bính;   Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, Bẽn Lẽn - Hàn Mặc Tử;   Hai Sắc Hoa Ti Gôn - TTKH.;   Thuyền Và Biển - Xuân Quỳnh....

      Trong sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái dù là "thơ tình" hay "thơ đời", anh cũng chỉ sáng tác loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm đó... Tập "64 bài thơ hay" của anh phải có tới 5 bài vào loại hay hàng đỉnh, tương tự tầm những thi phẩm vô giá của ngàn năm văn hiến:

   .   Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối  /  Anh đứng nhìn theo bóng chim câu  /  Người đàn bà trắng  /  Làm ma em vợ  /  Tiếng hát đời thường.

     Vài chục bài khác cũng vào loại hay, xuất sắc:

   .   Khoảng trôi trong lá  /  Em về biển  /  Em bán xoài  /  Đất nước tôi yêu  /   Khóc bên Hồ Núi Cốc  /  Váy thiếu nữ bay  /   Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau  /  Anh vẫn ở bên Hồ Tây  /  Khóc Hàn Mặc Tử  /  Trước Núi Mỹ Nhân  /  Em ơi! Thành phố lại mưa  /  Nghe tin em sốt  /   Phố thu và áo trắng  /  Một góc Hồ Tây,  v.v...

      Đều thuộc trong dòng thơ có khả năng sống trường cửu thời gian. Chưa nói đến cả "Tuyển thơ chon lọc" với trên 200 bài thơ chọn trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, là cả một thế giới thơ tự do hiện đại các loại: Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng, nhiều bài pha trộn màu sắc thơ siêu thực - Được thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện. Tạo nên vô vàn những áng thi ca giàu cảm xúc, huyền thẳm, sâu sắc. Dựng lên như cả "Trường thành thi ca" đối với nền thơ hiện đại Việt Nam".

       Nhà giáo Bùi Văn Dong - Nguyên GV Trường Đại học Quốc gia. Trong tiểu luận " Con người và thi ca ", đã viết:

    "Thơ Phạm Ngọc Thái rất hàm súc, kể cả những bài dạng triết lý đến những bài trải theo dòng cảm xúc tự nhiên. Từ nhận thức về tình yêu và cuộc sống được trải nghiệm qua đường đời, thấm tháp chảy vào thơ. Thơ tình thì huyền diệu, có sức rung cảm trái tim người yêu thơ! Thơ đời lại ôm bọc những giá trị hiện thực xã hội, cô đúc sâu sắc. Đặc điểm cơ bản trong tính triết lý thơ đời của tác giả là vận từ đời sống dân gian, nỗi  kiếp con người. Thơ được chắt ra từ tim óc nên đọc không bị gò ép, tạo thành bản sắc riêng của thơ anh. Nó bao chứa tính nhân sinh xã hội cùng thế giới quan của nhà thơ ".
                ( Trích tập "PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam", 2019 )
 
     Nguyễn Đình Chúc với tiểu luận "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ tình lớn của dân tộc", bình phẩm:

    " Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thầy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng. ".
              ( Trích Tập " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 )

Giới thiệu tác phẩm "Minh chứng về chân dung một thi hào dân tộc

     Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình Hà Nội, khi bình bài thơ tình "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" - Một tuyệt tác thi ca của Phạm Ngọc Thái, nhận xét:

    "... Đã qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng "Hai sắc hoa ti-gôn" của một nữ sĩ ẩn danh TTKH... Đến nay mới lại có một áng thơ tình rất hay của một nhà thơ đương đại, phong dáng thơ kể chuyện tương tự như thế! Đó là Phạm Ngọc Thái.

    ...  Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" được chia thành 9 đoạn, 36 câu...  Cảm xúc thơ dồn dập chảy trào ra trong trái tim thi nhân... Đọc thơ ta tưởng như là câu chuyện tình đêm khuya, thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam.  

     ...  Tình đời của dòng thơ thấm đẫm máu tim, chất chứa tính nhân văn... Bài thơ về một câu chuyện tình không khác gì truyền thuyết... Thiết tưởng, bất cứ nhà thơ nào cũng phải ao ước mình sáng tác được một bài thơ như vậy.  

      ... Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, bài thơ "Người đàn bà trắng" đã rất có danh tiếng trên văn đàn và được đánh giá cao! Song, theo nhận định của tôi (tức là cô giáo): Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" còn có thể hay hơn, hấp dẫn hơn !?  Độ hay và tính nghệ thuật thi ca trong mỗi bài khác nhau, nhưng chí ít đều đạt là hai tình thơ tuyệt tác của nền văn học nước nhà".
 

    Cô giáo kết luận:

     -" Dòng thơ đưa ta đi đến cõi vĩnh hằng của tình yêu !... Xứng đáng là một thiên kiệt tác thơ tình bất hủ với ngàn năm văn hiến Thăng Long".
            (Trích "PNT cánh đại bàng của thi ca đương đại VN",
                                                      Nxb Thanh niên 2019)
     Vân vân...

         100 áng thi ca tiêu biểu trong đời thơ tác giả với 46 bài bình tinh túy, tiểu luận đặc sắc và rất phong phú - Được chúng tôi chọn lựa, biên soạn in vào trong "tuyển thi văn" đồ sộ, vô giá này!  

         Hiện nay Tuyển "MINH CHỨNG VỀ CHÂN DUNG MỘT THI HÀO DÂN TỘC", cũng đã được chúng tôi cho đăng trọn vẹn trên Website Việt Nam Thư Quán ở Mỹ - Mời các nhà nghiên cứu văn học cùng bạn đọc trong nước và hải ngoại, mở link sau thưởng lãm:
                                           http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650
 
Trần Đức
Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian