Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Ca khúc 'Happy new year' đượm buồn nhưng vì sao người Việt vẫn thích?- ST

CA KHÚC 'HAPPY NEW YEAR' ĐƯỢM BUỒN
NHƯNG VÌ SAO NGƯỜI VIỆT VẪN THÍCH? 
Phan Thế Hoài

Ca khúc 'Happy new year' đượm buồn

     Cứ mỗi dịp Xuân về, người ta lại nghe và hát ca khúc "Happy New Year" nhưng dường như chẳng mấy ai hiểu rõ về ý nghĩa của nó.

      Happy New Year nằm trong album Super Trouper của ban nhạc ABBA, phát hành năm 1980. Ý nghĩa và thời điểm ra đời ca khúc này ám chỉ khi vinh quang đang nở rộ, đồng thời cũng là lúc cuộc vui đi đến hồi kết. Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, con người chìm trong hàng loạt điều tồi tệ như chiến tranh, diệt chủng, chạy đua vũ trang và hàng loạt cuộc khủng hoảng trầm trọng. Và Happy New Year ra đời được xem như một bản tổng kết về thế giới do chiến tranh gây ra.

      Thời điểm ABBA cất tiếng hát không phải vào thời khắc vui vẻ nhất trong đêm giao thừa, mà là khi “bữa tiệc vui đã hết” (It’s the end of the party), vào buổi sáng mùng 1 “ảm đạm” (so grey) khác hẳn hôm qua. Vì giai điệu chậm rãi, không mấy vui tươi, cho nên ở các quốc gia Anh, Mỹ hay Úc, người ta gần như không nghe Happy New Year mà thay vào đó là bật Auld Lang Syne vào dịp năm mới.

1- Ca khúc đầy u buồn

      Giai điệu của Happy New Year tươi vui, rộn ràng và ấm áp, thế nhưng ý nghĩa đằng sau từng câu chữ lại không hân hoan được như vậy.

      Ca khúc mở đầu bằng những câu:

      "No more champagne. And the fireworks are through. Here we are, me and you. Feeling lost and feeling blue. It's the end of the party. And the morning seems so grey. So unlike yesterday..." 
      (Rượu đã cạn. Và pháo hoa cũng tắt. Chỉ còn mình anh và em ở đây. Cảm thấy lạc lõng và buồn bã. Tiệc đã tàn. Và bình minh sao ảm đạm quá. Không giống như ngày hôm qua).

      Nỗi buồn dường như len lỏi vào trong từng câu chữ. Một thứ cảm xúc đặc trưng giống như lòng người mỗi khi đối mặt với dòng chảy vô cùng tận của thời gian.

      Đoạn kết lại trở về với tâm trạng chán chường, mệt mỏi hoài nghi về hoàn cảnh hiện tại, về một tương lai mờ mịt, không biết sẽ diễn tiến ra sao:

      “Seems to me now/That the dreams we had before/Are all dead, nothing more/Than confetti on the floor/It's the end of a decade/In another ten years time/Who can say what we'll find/What lies waiting down the line/In the end of eighty-nine.
      (Bây giờ em cảm thấy/Rằng mọi giấc mơ ta từng có ngày nào/Đều đã chết/Chẳng còn gì ngoài xác hoa giấy trên sàn/Một thập niên vừa chấm dứt/Nào ai biết 10 năm tới đây/Điều gì sẽ đến/Điều gì đang đợi chúng ta/Vào cuối năm tám mươi chin).

2- Tại sao người Việt vẫn thích nghe Happy New Year?

      Có lẽ vì đã quá quen thuộc đối với người Việt, dù không biết lời bài hát như thế nào, nhưng cứ mỗi khi bật lên là tưởng như năm mới đã đến. Quả thật, cứ đến gần những ngày cuối năm, bỗng đâu lại vang lên câu Happy New Year, Happy New Year khiến lòng ai cũng nao nao một cảm xúc khó tả.

      Và nhìn tổng thể, đoạn điệp khúc và nửa đoạn sau lại có phần tươi sáng hơn khi bày tỏ một hy vọng vào tương lai phía trước với bạn bè và niềm hạnh phúc:

      “Happy new year/Happy new year/May we all have a vision now and then/Of a world where every neighbor is a friend/Happy new year/Happy new year/May we all have our hopes, our will to try/If we don't we might as well lay down and die/You and I”
      (Chúc mừng năm mới/Mong tất cả chúng ta khi nào đó/Có thể nhìn thấy một thế giới nơi mỗi hàng xóm đều là bạn bè/Mong tất cả chúng ta đều có hy vọng, ý chí để cố gắng/Nếu không ta cũng có thể nằm xuống/Bạn và tôi.”

      “Sometimes I see/How the brave new world arrives/And I see how it thrives/In the ashes of our lives/Oh yes, man is a fool/And he thinks he'll be okay/Dragging on, feet of clay/Never knowing he's astray/Keeps on going anyway...
      (Đôi khi em thấy/Một thế giới mới quả cảm đang đến gần/Đang sinh sôi nảy nở/Trên tro tàn của cuộc sống chúng ta/Ôi, đúng thế, con người là một gã dại dột/Nhưng cứ tưởng mình vẫn ổn/Lê lết những bàn chân lấm lem/Chẳng biết mình đang đi lạc lối/Cứ cố giữ bước đi...)

      Xét về cả phần lời lẫn phần nhạc, Happy New Year chạm đến một phép cân bằng hoàn hảo. Không quá vui, không quá buồn, không quá màu mè, không quá mộc mạc, không quá sôi động mà cũng chẳng ủy mị. Có lẽ vì thế mà cứ vào dịp cuối năm, người Việt vẫn hạnh phúc và cảm thấy ấm lòng khi lắng nghe giai điệu thân thuộc này.


Phan Thế Hoài (ST sưu tầm)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian