Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Ngực trần sơn nữ- NPV

Ngực trần sơn nữ
         Đến tận đầu thế kỷ XX, đa số phụ nữ các tộc người thiểu số cư trú lâu đời trên vùng đất Trường Sơn – Tây Nguyên hùng vĩ vẫn còn giữ tục để ngực trần khi ở nhà, ra rẫy. Điều này vẫn in dấu trong ký ức nhiều người và còn lưu lại qua những bức ảnh của các nghệ sĩ và các nhà dân tộc học người Pháp, người Việt…

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè       Hầu hết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều có trang phục riêng, nhưng thường chỉ mặc trong những ngày lễ hội đặc biệt. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ đều để ngực trần, nam đóng khố, nữ mặc váy quây đơn giản.

         Thời gian gần đây ở các buôn làng vùng sâu vùng xa, phụ nữ trung niên vẫn để ngực trần trong khi các cô gái trẻ mặc áo cánh ngắn, bó sát người làm nổi bật bộ ngực tròn và vòng eo thon thả. Tại các lễ hội bây giờ, không còn thấy từng đoàn thiếu nữ mang ùi (váy) sặc sỡ, ngực để trần, cài những đoá hoa rừng lên gùi, lên tóc, ánh mắt long lanh, say sưa nhảy múa trong tiếng chiêng, tiếng cồng thẳm sâu, huyền bí. Để tăng thêm vẻ duyên dáng, hấp dẫn, các sơn nữ dạo ấy còn đeo nhiều sợi dây cườm ngũ sắc trước ngực.

        Lúc tắm suối, sơn nữ chỉ mặc váy còn ngực để trần, tuy nhiên mỗi khi có bóng người lạ, các cô lập tức trùm váy che kín thân thể. Giờ đây hiếm hoi lắm mới bắt gặp các cô gái ở trần đi tắm suối hoặc lấy nước về, chân thoăn thoắt leo lên các bậc thang làm nhún nhẩy đôi vú tròn mọng… trông thật thanh thoát, hồn nhiên. Thường ta chỉ gặp những mế (bà mẹ) già ở trần, dải vú chảy xệ nhăn nheo song đôi mắt vẫn sáng đăm đăm nhìn vào một miền xa xưa ký ức...


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Để trần cặp vú em
Cả làng ta bốc cháy

(Jacques Dournes)
        Trong ký ức xa xưa hơn nữa là những cô con gái đến tuổi dậy thì vú nở khoe sắc xuân nhọn hồng háo hức mong chờ nghi lễ trưởng thành cà răng cuh kraih. Đến giờ, tục lệ ấy đã không còn, nhưng các cụ già từng trải qua thời kỳ ấy vẫn gợi lại như một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thiếu nữ Tây nguyên xưa
        Các già làng người M’nông kể: Trước kia các loài thú dữ như sói, cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần, còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc. Có lẽ vì ảnh hưởng của tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Phụ nữ Tây nguyên giã gạo
      Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số. Hình ảnh bầu vú căng tròn xuất hiện khắp nơi, tiêu biểu nhất là đôi cầu thang đực - cái trước khi bước vào nhà người Ê đê. Để làm cầu thang, người ta đẽo cong một đoạn cây gỗ để phần đầu uốn về phía trước như dáng con thuyền cưỡi sóng rồi khắc từ 5 - 7 bậc thang; đầu cầu thang khắc đôi vú và vành trăng non.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Biểu tượng cặp nhũ hoa thường xuất hiện tại khắp mọi nơi.
        
        Mặt khác, cùng với cặp ngà voi và vành trăng non thì đôi vú (biểu tượng của chế độ mẫu hệ) trở thành mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Trên cột hiên, cột cái của nhà sàn cũng có những đôi vú được chạm nổi, nhô ra đến 10 cm, khá tinh tế, sinh động. Bởi theo quan niệm của người bản địa, ai được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

          Ngày nay, những gia đình giàu có ở Tây Nguyên vẫn xây nhà theo kiểu cổ truyền với những nhà sàn rất dài, hiên rộng, nhiều cầu thang. Có những nhà sàn của đại gia đình … dài hàng chục mét, có 3 - 4 thế hệ cùng chung sống và có từ 35 đến hơn 50 thành viên.


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Tượng nhà mồ Tây nguyên
        Với tộc người Êđê, nhà được gọi là dài khi đánh chiêng ở đầu hồi nhà bên này thì người ở đầu hồi kia chỉ nghe tiếng một cách yếu ớt. Bốn cột chính của nhà dài, những xà ngang chính như quá giang, dầm ngang được làm bằng những loại gỗ tốt như ê răng, đinh hương, cẩm lai, dổi… chạm khắc nồi bung, nồi bảy, con rùa, kỳ đà hoặc đôi ngà voi, vành trăng non, những kỷ hà… và dĩ nhiên không thể thiếu đôi vú - biểu tượng của sự giàu có, uy thế…Rồi những chiếc núm tròn ở tâm cồng khiến ta liên tưởng đấy bầu vú mẹ cứ đến mùa lễ hội lại hòa thanh trong dàn cồng chiêng mừng lúa mới.

        Ven các dòng sông lớn như Sêrêpốk, K’Rông nô, K’Rông Ana, Đồng Nai… có thể bắt gặp những chiếc thuyền độc mộc mà trên đầu mỗi con thuyền được khắc nổi đôi ngà voi hay cặp nhũ hoa.

        Vẫn còn đó những bức tượng nhà mồ khắc hình người mẹ bụng bầu với đôi vú căng phồng khỏe khoắn. 
          
        Rõ ràng, dẫu có sự giao lưu rộng rãi với nhiều dân tộc khác nhưng các tộc người thiểu số Tây Nguyên vẫn còn giữ được các phong tục, tập quán tốt đẹp; đời sống tâm linh phong phú, giàu bản sắc, hồn hậu, trong sáng.


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Đàn voi Buôn Đôn tham gia lễ hội

         Đây là nguồn đề tài vô tận để các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước sáng tạo nên những tác phẩm văn học – nghệ thuật ấn tượng, có giá trị thẩm mỹ cao.


Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Mẹ và con

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Nụ cười sơn nữ

Xem thêm:
         Các dân tộc thiểu số ngày nay đã dần tiếp cận và chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa đô thị hiện đại , các thiếu nữ Tây nguyên cũng không nằm ngoài cái chung đó. Tại cuộc thi Hoa hậu các dân tộc năm 2011, một số người đẹp Tây nguyên đã có mặt tại vòng bán kết với vòng thi áo tắm, khá tự tin khi trình diễn vẻ đẹp hình thể gợi cảm, quyến rũ trên sân khấu.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thí sinh H'Ăng Niê người dân tộc Ê đê.

Ngực trần sơn nữ. Pleiku phố núi và bạn bè
Thí sinh K'SorH'Han người dân tộc Jrai

       Không biết nên vui với sự giao lưu văn hóa "bình đẳng" giữa các dân tộc, hay nên buồn cho dấu hiệu mai một của những bản sắc văn hóa đặc trưng cho từng dân tộc đã lưu truyền từ bao đời nay??? 

                         ( nguồn từ báo Tiền Phong, Blog Du lịch và internet-NPV tổng hợp)

COMMENTS G+/FB:

6 Comments:
  1. Anonymous4/4/12

    tôi lên sinh sống năm 1969- 1970 thời ấy vẫn còn các cô thiếu nữ dân tôc gui cui gao ra chợ bán vẫn để ngực trần .... giá như kon tum phuc hồi lại truyền thống ấy và làm du lich thì thắng chắc ... hi hi tiết rằng thời xa xưa ấy nay còn đâu

    ReplyDelete
  2. Anonymous4/4/12

    Nếu chúng ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng cái đẹp của tạo hóa ban tặng một cách thánh thiện, trong sáng, không qua nhuốm màu trần tục thì đâu đến nỗi mất đi một nét văn hóa độc đáo như vậy...

    ReplyDelete
  3. Anonymous9/4/12

    nguc tran that tuyet neu de nguyen nhu the nay chac mu ca mat khach du lich den kontum pleiku khong the nao quen duoc may co son nu nguc tran nay dau day nhe

    ReplyDelete
  4. Anonymous9/4/12

    cafe eva co o kontum sao o giailai truoc bien ho sat ven duong quoc lo 19 khong ai mo quan cafe trang tri nhu o eva thi hay qua vu nhin huong bien ho vua thuong thuc dac san cafe cua gialai thi tuyet

    ReplyDelete
  5. Anonymous9/4/12

    xin chao cac ban pho nui noi chung cac ban trong va ngoai nuoc noi rieng ve khi den cac tinh tay nguyen hung vi nhat la con nguoi cua ban dia van con duom chat chan tinh toi rat tran trong tinh hoang so tao hoa ban cho hay gin giu dung de mai mot ve am nhac am thuc nhac cu cac cong cu phuc vu doi song cua nguoi dan ban dia mong cac ban suu tam va dua ve trang web nham quang ba rong rai nham tang cuong tinh huu nghia doan ket giua cac dan toc anh em cung tien bo dan giau nuoc manh

    ReplyDelete
  6. Re bạn Nặc danh:
    Vấn đề bạn nói đã có nhiều người người tâm huyết, nhưng thật sự khó bạn ạ. Để tập hợp lại qua những bộ sưu tập thì nhiều người làm được, nhưng cũng chỉ là không gian trưng bày, bảo tồn và giới thiệu cho khách tham quan, cho những ai quan tâm tìm hiểu. Còn để duy trì một không gian văn hóa thực sự, có sức sống đúng nghĩa thì không ai làm nổi...

    ReplyDelete

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian