Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Thăm lại chốn xưa Kon Tum- Cẩm Tú Cầu

Thăm lại chốn xưa Kon Tum

     Hôm nay ngày cuối tuần sẵn có mấy người bạn ở Huế vào thăm, những người nầy trước đây cũng từng ở Kontum cách đây bốn mươi bảy năm. Chúng tôi rủ nhau đi KonTum chơi, trời thu mát mẻ không có nắng Vừa ra khỏi thành phố PleiKu con đường hoa hướng dương trải dài vàng rực rỡ dưới nắng ban mai của ngày nào không còn nữa, giờ đây đã nhường chỗ cho nhà cửa san sát nhau. Thỉnh thoảng mới có vài bụi hoa còn sót lại đang khoe sắc


     Xe vừa đến cầu ĐakBla lòng tôi bỗng nao nao một cảm giác tươi mới KonTum nhỏ bé xưa cũ đâu còn, giờ đây đường phố rộng thênh thang lầu đài biệt thự san sát, chúng tôi ghé nhà thờ gỗ KonTum ngôi nhà đã hơn trăm năm tuổi vẫn đứng đó trang nghiêm cổ kính mái ngói rêu phong, vẫn lối đi bằng xi măng nhỏ hẹp, vẫn những thảm cỏ mượt xanh, ngôi nhà tọa trên một khoảng đất rộng sàn gỗ đã củ kĩ dấu vết thời gian đã bào mòn, các cửa sổ kính có vẽ hình về các hoạt động của giáo dân từ ngày xa xưa, từ ngày tôn giáo mới lập thành, các màu sơn ánh lên trong mảng tối sáng nổi bật rất đẹp, rất sống động hài hòa. Trước đây cũng có lần tôi đến nhưng tôi không quan sát kĩ như bây giờ. phía trước là tháp nhọn cao vút, rêu bám đầy có hình Chúa ở giữa trong một vòng tròn, đứng giữa sân tôi nhìn lên bầu trời cao và xanh thẳm, có những cụm mây trắng bồng bềnh 


     Rời nhà thờ, chúng tôi ra sân bay KonTum, ngày xưa được gọi là sân bay Cù Hanh(*), bây giờ nhà cửa mọc lên như nấm nhưng đường băng vẫn còn, còn nguyên vẹn, những dấu tích của cuộc chiến xưa đã xóa mờ. Nơi này cách đây bốn mươi bảy năm máy bay bay lên, đáp xuống liên tục, máy bay tác chiến có, máy bay chở quân trang quân dụng có, máy bay hàng không dân dụng cũng có suốt ngày ầm ĩ liên hồi, giờ đây lại im lìm vắng vẻ, vắng lặng đến nao lòng.

     Tôi tìm về nơi ở cũ đi quanh co tìm mãi. Đây rồi! ngôi nhà xưa vẫn còn đó nó cũ kĩ xuống cấp trầm trọng, mái ngói đen sì tường loang lỗ để lộ gạch đỏ bên trong, tôi đứng lặng mà nghe thoáng đâu đây hương vị của ngày nào còn đọng lại mãi với thời gian, nơi đây đã khởi đầu cho cuộc sống lứa đôi, đã san sẻ yêu thương và mặn nồng tình chồng nghĩa vợ, cũng nơi đây tôi đã được làm mẹ với bao nhiêu là vụng về thiếu sót của buổi ban đầu với người mẹ trẻ, tôi vui mừng xiết bao khi con trai mình chập chững biết đi rồi biết nói, nó đã gọi tôi hai tiếng 'mẹ ơi'. Hai tiếng ấy đã làm tôi rúng động đến mê người. Ngày đó trong căn nhà này tôi đã sống trong hồi hộp lo âu, đêm đêm chẳng khi nào được yên giấc vì thời buổi chiến tranh, thỉnh thỏang xa xa có tiếng súng vọng về, làm cho tâm hồn tôi xao động bất an. Nhìn ngôi nhà tự nhiên lòng tôi dâng lên niềm xúc động không nói nên lời, hình ảnh nó đã ám ảnh trong tôi suốt mấy chục năm dài, ngày ấy tôi chỉ ở đây có bốn năm, nhưng tình cảm tôi dành cho căn nhà và đất KonTum rất nhiều, rất nhiều.


     Tôi đi loanh quanh hồi nhớ lại KonTum ngày xưa nhỏ bé cũ kỹ, bây giờ rộng lớn thênh thang người người đông đúc.

     Thấy còn sớm chúng tôi đi Măngđen ( Platuri cũ ) cách KonTum sáu chục cây số về phía Đông , đường đi nhỏ hẹp đèo dốc quanh co rồi qua một cánh rừng rậm rạp hoang vắng mơ hồ mầu xanh vời vợi, bất chợt tôi nghĩ đến những cuộc chiến ngày xưa, đã diễn ra nơi đây, biết bao chàng trai đã ngã xuống không nấm mồ, không khói hương, thân xác vùi nơi hoang lạnh, giữa chốn rừng sâu . Qua khỏi cánh rừng, đến rồi Măngđen!


     Trước mắt tôi vỡ òa môt không gian phố xá , tiết trời mát lạnh như một Đà Lạt thứ hai, bên trái là những ngôi biệt thự lớn núp dưới rặng thông già, bên phải là nhà hàng khách sạn lớn nhỏ chen nhau, chúng tôi vòng ra sau hồ lan, lan rừng lủng lẳng khoe sắc dịu dàng, tỏa hương thơm nhè nhẹ dễ quyến rũ lòng người, mặt nước hồ im lìm phẳng lặng có nhiều nhà chòi vây quanh cho du khách nghỉ chân, bất chợt một cơn mưa ập đến, một cơn mưa rào, trong phút chốc bầu trời lại trong veo, nắng lại hửng lên Chúng tôi lên tượng Đức Mẹ, nơi đây tôi đã đến hai lần rồi, lần này là lần thứ ba nhưng sao mỗi lần nhìn Mẹ lòng tôi lại bồi hồi cảm động tay phải Mẹ bị sức, mặt bị trầy sướt, trước đây Mẹ nằm dưới lớp đất đá người ta làm đường cày xới bắt gặp mới đưa mẹ lên, dựng tượng Mẹ bên ven rừng cao su. Giáo dân hàng ngày đến thắp hương cúng bái từ đó Mẹ trở nên linh thiêng,dân chúng đến rất nhiều, ghế đá sắp hàng san sát, hương hoa quanh Mẹ thơm ngát một vùng, ngày nào cũng có người đem hoa tươi dâng Mẹ, trước mặt Mẹ có hai cái bàn khách thập phương đem hoa quả nước suối đến cúng rồi mang về uống chữa bịnh, rất linh nghiệm. Tuy Mẹ đứng giữa trời hứng chịu những tia nắng chói chang,những trận cuồng phong dữ dội và nhất là những cơn mưa tháng sáu ( thời tiết Cao Nguyên mùa hè là mùa mưa nhất là tháng sáu mưa tầm tả như trút nước), rồi mùa Đông về với cái lạnh cắt thịt cắt da Mẹ vẫn đứng đó đơn côi chung quanh là núi rừng âm u tĩnh mịch , vẫn ban phước lành cho chúng dân. Các con cần xin gì Mẹ đều đáp ứng, Mẹ mở rộng tấm lòng bao dung giúp đỡ mọi người, Mẹ không đẹp như Mẹ ở La Vang không xinh xắn mĩ mìều như Mẹ ở Trà Kiệu nhưng dưới chân Mẹ biết bao tấm biển tạ ơn người,vì người đã toại nguyện cho chúng sinh.Tôi tuy là người ngoại đạo nhưng mỗi lần uống nước cúng Mẹ tôi lại thấy ngon ngọt vô cùng. đôi mắt mẹ như nhìn xa xăm, đôi mắt tràn ngập bao dungTấm lòng của Mẹ đã cảm động đến cao xanh . Rồi mai đây Mẹ sẽ có chỗ ở khang trang Mẹ được cấp mười hecta đất để giáo dân xây thánh đường cho Mẹ, vậy là tôi an tâm Mẹ sẽ có chỗ che mưa, che nắng. Trước khi ra về nhìn lại Mẹ lòng tôi không khỏi lưu luyến vấn vương. Chúng tôi về KonTum ghé nhìn lại ngôi nhà xưa chụp mấy tấm hình vì biết đâu một ngày nào đó chủ cũ sẽ xây lại nhà tầng, hoặc tôi già yếu không thể nào đi được nữa, không thể nào về thăm lại chốn cũ ngày xưa, chỉ nghĩ thôi mà lòng tôi lại cảm thấy nặng trĩu buồn buồn.

Cẩm Tú Cầu
-----------------------------------------
(*) Sân bay Cù Hanh ở Pleiku, có lẽ do xa KonTum lâu ngày nên tác giả nhầm ( BBT)

COMMENTS G+/FB:

9 Comments:
  1. Chúc mừng chị Cẩm tú Cầu đã gia nhập với trang PN&BB.Từ nay sẽ có thêm không gian để chị em mình giao lưu phải không chị?Bài viết của chị thật xúc động,nó đã gợi lại ký ức của một thời,làm người đọc cũng xao lòng theo.Em chúc chị luôn có nhiều niềm vui, và thường xuyên được đọc bài viết của chị ở PN&BB chị nha

    ReplyDelete
  2. Ai từng di tản năm 1972 không quên kỷ niêm ở sân bay nhỏ Kontum, chị Cẩm tú Cầu đi lâu ngày nhớ lộn, sân bay Cù Hanh ở dưới Pleiku cơ.

    ReplyDelete
  3. cảm ơn Lan Hương Phan nhiều lắm nhé!

    ReplyDelete
  4. Đúng y, sân bay Cù Hanh ở Pleiku

    ReplyDelete
  5. Sân bay kon tum nay biệt thự mọc lên kín rồi .không còn giấu tích gj nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sân bay KonTum đã bị đào phá lấy bê tông từ sau 1975 (một sự phá hoại thậm ngu dốt), gần đây mới phân lô bán nền.

      Delete
  6. Anonymous3/4/18

    Năm 1972 tôi đang công tác Kontum thì được lệnh vượt qua làn đạn pháo lên trực thăng về Pleiku rồi tiếp tục lên C.130 về SG. Vì nhu cầu của anh em Tr.đ 44 và Tr.đ 45 về thuốc hút Ruby QTV, thế là từ Cục Quân tiếp vụ tôi áp tải lô hàng 1.000 cây thuốc lá Ruby lên máy bay C.130 vận tãi ra Tân sơn nhất bay ra Kontum. Anh Thiếu tá pilot dặn trước từ SG là khi đáp xuống phi đạo, tôi ngồi trên kiện hàng bám chặt, viên Thiếu úy không quân sẽ đạp cho kiện hàng rớt xuống và máy bay sẽ cất cánh bay lên về SG (nếu dừng lại sẽ bị ăn pháo của VC. Kết cuộc chuyến hàng đó mấy anh lính Tr.đoàn 44 lấy sạch. May mắn cho tôi là ông Trung tá ký xác nhận là có nhận hàng, năm 1972 là năm mà đơn vị tôi cũng mất luôn chiếc Jeep lùn 151 A2 (tôi còn nhớ bảng số 174.161). Năm 2013 từ SG tôi có ra KonTum, cảnh vật thay đổi hoàn toàn, tôi đi thăm lại căn cứ Quân cụ nơi mà 46 người bạn tôi chết ở cuối phi trường năm 1972 nhưng không còn dấu vết. Trận đánh kontum 1972 trong ký ức tôi không thể nào quên, hôm ra thăm lại KT trên đường về tôi ghé lại quán cafe cóc bên ql 14 sát nơi ngày xưa gọi là đèo Chư Pao uống ly cafe mà bổng nhớ lại "Kontum nơi đã chôn vùi tuổi trẻ của tôi nhưng may mắn tôi còn sống còn bạn bè tôi nhiều thằng bỏ xác ở KT".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Những hồi ức buồn của một thời chiến tranh khói lửa không thể nào quên. Hy vọng có dịp hội ngộ cùng Anh nhắc lại chuyện xưa...

      Delete

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian