Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Năm Tý nói chuyện Chuột- Trần Việt

NĂM TÝ NÓI CHUYỆN CHUỘT

Chuột: chủ để nhậu cuối năm

Cuối tuần, rủ thêm mấy thằng bạn hưu hẹn hò tụ tập làm một “hợp tác xã” nhâm nhi vài ve cho đỡ nhớ bạn bè.

Mỗi người một hoàn cảnh. Nhà thằng nọ có thêm mảnh vườn để trồng cây cảnh thêm luống hoa để thư giãn và nuôi dăm ba con gà để cải thiện. Trong đó buồn nhất là thằng Th. một trang trại heo đến vài trăm con, tự dưng lăn đùng ra chết vì dịch tả lợn châu phi, còn gia cảnh nhà thằng Đ. chả khá hơn tiền vay ngân hàng nhiều năm không trả nổi tành nợ xấu vì tiêu chết, gía cà phê mấy năm vừa rồi không cất lên được quá ba lăm, hằng năm lại lỗ mất thêm thuê công chăm sóc..

Năm Tý nói chuyện Chuột-

Nhìn những gương mặt đen sạm, chi chít nếp nhăn không còn chỗ chen chân. Một đất nước nông nghiệp chiếm đến 70% nhưng người nông dân không đủ sống, hôm nay viễn cảnh bức tranh kinh tế Tây nguyên; thật buồn!!! Riêng còn lại mấy thằng ở phố về hưu; còn lại tí sức còm trông ra dáng vẻ mượt mà hơn, nhưng đa phần không nhiều tài cán lại lười lao động và thiếu vốn, nay yếu mai đau xếp hàng chờ đến ngày đoàn tụ với ông bà ….chả biết thế nào mà lần.

Cả bàn cầm ly mời dô, dô… như để xôm tụ gây khí thế như ngày xưa.

- Hay là, Ê mày đang rảnh viết bài làm báo xuân may ra có tí thu nhập lại đỡ buồn. Tao đọc trên mạng có mấy tờ báo đăng tin săn bài độc giả viết về Tết. Nói xong nó chìa điện thoại ở mục thư mời cộng tác: Nhằm phục vụ bạn đọc trong những ngày Tết đến Xuân về mong quí độc giả công tác: Thể loại bài vở : Bài, ảnh, truyện ngắn, thơ... với nội dung tuyên truyền và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập bảo tồn nét văn hóa các dân tộc; văn hóa ẩm thực; những câu chuyện về Tết xưa – Tết nay và những câu chuyện liên quan đến năm Canh Tý…

- À, thì ra mày nói có lý để tao thử nghĩ… rồi cả bàn tiếp tục thưởng thức và chuyện trò thật rôm rả

- Các mục ẩm thực trên các trang báo từ trung ương đến địa phương năm nào cũng có: Như năm Sửu nói chuyên con trâu vốn tính cần cù người bạn thân thiết nhà nông; riêng món thịt trâu xào cần tây chấm với tương bần thì không chê vào đâu được. Năm Tỵ có món chả rắn chiên, xào hoặc nướng cuộn lá lốt ăn vào trị bệnh đau nhức xuơng khớp... Riêng năm Dần là năm con cọp, con người rất sợ hãi và thờ cúng.. làm gì có thịt để nấu lẫu, may ra chỉ nhâm nhi vài ly cao cọp ngâm rượu cho có vị.... Mình lại nhớ ra năm vừa rồi là năm Kỷ Hợi có bài viết "Chân giò giã cầy" tác giả bài viết kể ra qui trình chế biến món này nghe chừng thạo việc, làm mình nhiều lần ứa nước bọt. Khổ nỗi năm nay năm Canh tý không biết giới thiệu món gì đây? Dân gian gọi những tên “tham nhũng” cũng là lũ chuột, nhưng loại chuột nhà quan thì rất tinh ranh. Chuột đông nhung nhúc nhưng khó bắt lắm đấy. Đang nghĩ tìm chủ đề.

Thằng bạn tôi lại nhanh nhẩu bảo:

- Ông cứ giới thiệu cho độc giả món " Chuột đồng bảy món " cho dễ viết, như chuyến đi của anh em mình về miền tây năm ấy nhiều kỷ niệm. Có mấy em miền Tây gắp mồi, cả bọn bị chuốc rượu say quắt cần câu mấy khi thưởng thức được miếng mồi ngon bá cháy . Nghe chừng món " Chuột đồng bảy món " lại độc đáo thành đặc sản đấy.

Ra về với gợi ý tạm ổn định nhập vai đề tài ẩm thực dễ viết vả lại mọi người muốn làm giàu thêm kho tàng ẩm thực dân gian Việt. Cái được là đúng thời điểm năm nay thịt heo tăng giá vù vù những ngày giáp Tết, thôi đành giới thiệu cho mọi người nhắm rượu đầu xuân menu chế biến "Thịt Chuột” cho đỡ ngán.

Năm Tý nói chuyện Chuột

Việt nam mất độc quyền thịt chuột ???

Đọc cái tít trên nghe có buồn hông? Buồn là cái chắc. Chuyện mấy người bạn làm nghề phóng viên đi tác nghiệp ở SEA Games tại Myanmar kể lại: Nhóm phóng viên bận rộn với công việc từ sáng đến chiều chưa kịp ăn gì. Nghe tin những nông dân quanh vùng (vùng ngoại vi thôn Nay Pyi Taw) họ lập tức mang ra một bát thịt cách nấu trông khá giống… rựa mận Việt Nam. Vì đói nên cánh phóng viên chỉ kịp cảm ơn rồi tập trung... ăn.

Đến khi “đánh chén” hết bát thịt, hỏi ra mới biết, đó là món thịt chuột đồng được nông dân Myanmar tẩm ướp gia vị địa phương rồi kho. Đó là món khoái khẩu truyền thống của nông dân Myanmar”

Khi đang còn công tác tôi đã đến Phnom Penh và đến tận làng công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột, ở Campuchia gọi là “bò đểu”. và tôi đã thưởng thức món “bò đểu” nghe chừng thú vị lắm các bạn và rất ngon. Nghề bắt chuột cống để bán đang thu hút khá đông những người nghèo ở ngoại ô Phnom Penh để có thêm thu nhập.

Vùng Vũ Hán Trung quốc các khách sạn lớn đều có bán thịt chuột, với thực đơn gồm 10 món đặc sản chế biến chuột đồng vùng Giang Nam, trong số này món phi lê chuột thuộc diện dách lầu. Trước đó bà Từ Hi Thái Hậu của Trung Quốc cho nuôi chuột bằng sâm, đến đời thứ 3 của chuột mới dùng làm món sâm thử (chuột sâm) món ăn thập toàn đại bổ.

Ở Việt Nam vào những năm trước đây ở đồng bằng miền nam, nhất là vào mùa lụt nước lên đồng,chuột đồng trở thành đặc sản và nổi tiếng đến mức báo chí nước ngoài đã đăng tải nhiều bài viết.

Có câu chuyện từ những năm 1930: Một bữa nọ, quan Tây về Đình Bảng, được lý trưởng mời một bữa cỗ thịt chuột. Ăn xong, quan Tây khen: “Món thịt thỏ hôm nay thầy lý nấu rất ngon”. Lý trưởng thưa: “Không phải, đó là món thịt chuột đồng”. Đám quan Tây trợn mắt kinh ngạc nhưng rồi khoái chí và dặn thầy lý: “Lần sau cứ làm cỗ thịt chuột”. Lâu nay, người ta vẫn đồn đại: “Cỗ Đình Bảng không có thịt chuột là không to” chủ yếu nói đến độ ngon của thịt chuột. Theo NT(TP)

Với bàn tay khéo léo của người Việt, thịt chuột đồng được chế biến thành nhiều món ăn tùy địa phương, phong tục và sở thích của người nội trợ. Riêng món nem Phùng món ăn đặc sản ở thị trấn Phùng huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội. Món ăn tuy đơn giản nhưng ngon và hấp dẫn vô cùng lại nổi tiếng một thời xứ kinh Bắc. Khởi nguồn món “Nem Phùng” tất cả được chế biến từ lũ "tham nhũng". Khi mọi thứ đã lên mâm rất khó mà phân biệt ??? Chỉ biết tên chính danh khi ai đó bắt đầu gọi món.

Người Việt rất sáng dạ và tiết lộ, lòng mề chuột thì bán cho người nuôi cá, ria chuột thì bán cho cửa hàng thẩm mỹ họ làm... lông mi giả. Dương vật chuột thì ngâm rượu để làm... “thuốc tăng cường bản lĩnh đàn ông”. Xem chừng vào ngày nào đó nước ta xuất khẩu cả máy móc qui trình chế biến chuột hoàn chỉnh để lấy lại vị thế “mất độc quyền”

Vào bếp với Menu từ chuột:

Muốn làm thịt chuột đúng cách thì trước tiên thong thả phải cầm đuôi đập chết và nhúng từng con vào nước nóng khoảng 80°C để làm lông, sau đó cạo sạch lại trong nước ấm khoảng 50°C. Khi chạm tay vào da chuột, nếu khô ráo và không dính tức là chuột đã sạch, nếu làm không sạch thì thịt chuột sẽ không ngon và tanh. Sau đó đem thui rơm hoặc bã mía cho đến độ vàng ươm trông bắt mắt. Chúng được phanh thây bỏ đầu; để chế biến thành những món thực đợn mà thực khách không thể kiểm chứng.

Những món ăn hấp dẫn từ chuột như: Chuột chiên ngũ vị, xào lăn, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, chuột nướng trên than hoa, thăn chuột chiên xù dễ ăn nhất là món chuột ru ty, thăn chuột lúc lắc…. Nếu gọi thực đơn có món chuột chiên nước mắm hoặc quay lu thì không thể thiếu xoài xanh bào sợi ăn kèm. Món ăn chế biến từ chuột đến cả 25 món. Có nhiều quán ngon chê biến đặc sản truyền đời nhiều tín đồ chưa biết menu từ chuột.

     "Rượu tăm thịt chuột nướng vàng
     Mời đi đánh chén khác làng cũng đi".


Năm Tý nói chuyện Chuột
Chuột dò mìn ở châu Phi

Gần đây nhà báo Phạm Bá Thủy cho biết Chính phủ Mozambique có khoảng 30 chú chuột “công binh” đang làm việc rất hiệu quả. Người ta đã huấn luyện thành công chuột làm nhiệm vụ dò mìn để tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh. Nhiều chú chuột đã được phong danh hiệu anh hùng và được dân chúng vô cùng yêu quý…

Đất trời không sinh ra loài nào vô ích cả, nhưng oái ăm thay nếu hàng ngày lũ chuột không cắn, không gặm một cái gì đó thì răng chuột lâu ngày sẽ mọc dài ra tự chết (do không ăn được). Chuột tuy phá hại, nhưng chăc chắn thua xa loài người, chúng ta một loài ăn tàn phá hại không từ một thứ gì.

(Trần Việt nguồn tổng hợp)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian