Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Người thầy đầu tiên- Trần Việt

NGƯỜI THẤY ĐẦU TIÊN

      “Thầy Ba Cẩn” - Tên ông giáo làng người ở quê thường gọi. Là người thầy đầu tiên tôi học vỡ lòng tại thôn Trường định, xã Bình hòa, huyện Tây sơn, Bình Định. Hồi xưa muốn vào lớp một phải qua lớp vỡ lòng, lớp này do làng xã người địa phương tự tổ chức lương do làng xã tự thu chi cùng vời sự đóng góp cộng đồng. Thông thường các lớp học vở lòng ngày ấy được mở ngay tại đình làng do thầy giáo người trong làng phụ trách. Sân, vườn nhà thầy Ba khá rộng, gia đình thầy tự nguyện mở lớp tại nhà, lai tạm mái hiên làm lớp học phía tường đầu hồi lấy chỗ treo cái bảng đen to và chỗ đứng làm bục giảng.

      Ngày đầu tiên đi học được mẹ dẫn đến nhà thầy, tôi nắm chặt tay mẹ rụt rè núp bên chiếc nón, lòng rạo rực một cảm giác nao nao thèn thẹn ngày đầu đi học


Người thầy đầu tiên

      Trước đó mấy hôm bà tôi căn dặn mẹ rất kỹ; chọn ngày rằm hay mười sáu ngày trăng tròn là ngày đầu tiên cho cháu nhập học, vì những ngày ấy trăng sáng để sau này con cháu học được thông minh và sáng dạ. Ở lớp lũ bạn cùng lứa khá đông, do đi học muộn nên đến lớp tiếp thu nhanh, học rất nhàn nhã thường được thầy khen. Giờ học ấn tượng nhất về cây thước trên tay thầy, thầy gõ lên bảng chỉ vào từng con chữ nghe chan chan chát, lũ trẻ ê a đọc theo nhịp thước vung lên hạ xuống của thầy. Rồi suốt đường thôn ngõ xóm lại vang tiếng ê a học bài lũ trẻ và cũng từ hôm ấy tôi lại biết chào ông, chào bà và chào người lớn mỗi khi đi học về. Và cũng với cây thước ấy làm chúng tôi sợ nhất những lần bị phạt, nhiều nhất là giờ viết chính tả, giờ tập viết thầy lấy thước gõ tay vì viết ẩu, thiếu cẩn thận chữ viết cẩu thả như gà bới.

      Dáng thầy cao dong dỏng, nghếch đôi kính lão thầy hướng về phía lớp bằng nụ cười hiền hậu. Cả lớp lặng yên thầy bước lên bậc tam cấp hô rõ to: học sinh nghiêm. Thầy ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Hôm nay lớp tôi tập viết, ai nấy đều chăm chú đầy cố gắn ngồi rướn người, ngoẹo cổ, vẹo sườn tô mực lên các chữ a, b, c mà trong tập vở thầy đã “phóng” bài Rồi năm sau tôi theo học lớp lớn hơn ở ngôi trường ở đầu làng mái ngói đỏ au, khang trang to nhất vùng. Con đường cái quan to rộng dẫn tôi hằng ngày tung tăng đến trường. Phía xa kia là một màu xanh ấm êm, trù phú của bắp, khoai; cánh đồng lúa đang đỏ đuôi trải dài mênh mông nhìn ngút tầm mắt, hai bên là bờ kênh nước luôn quanh năm chảy xiết nằm lọt giữa hai vạt cỏ xanh mướt cánh đồng đã hằng sâu trong trí nhớ. Thích nhất là những ngày mưa lụt lũ ếch, nhái, cá rô lách lên bờ ruộng. Hôm ấy chúng tôi rủ nhau trốn học về nhà thằng bạn, lại bì bõm đánh cá bằng lưới được một ít cá rô, cá trắng bé con con, chúng tôi trêu nhau “bọn cá mới đi học vỡ lòng đã bị tóm cổ” xem ra việc này tôi lại thích thú, do mãi mê bắt cá quần áo ướt sũng lại bị phát hiện với trận đòn lằn mông. Bạn bè trong xóm cùng lớp khá đông, thế mà mỗi lần gặp mặt nhắc mãi vẫn chưa nhớ hết. Hôm nay cả bọn tụ tập thằng Huệ, thằng Công, thằng Tổng... thằng Hòa chợt nhận ra như để nhắc với nhau, sắp đến là ngày giỗ của thằng Huy rồi đấy. Sau một tai nạn Huy từ giã bạn bè ra đi khi còn rất trẻ, gia đình Huy đã có 03 thế hệ làm nghề thầy giáo dù họ ở hai bên bờ chiến tuyến. Giấc mơ tự nguyện làm kẻ đưa đò của thấy thôi thành lỗi hẹn, mầy thằng bạn hôm nay lại nhắc đến thầy Huy câu chuyện cảm động về lối sống tình người.

      Hôm ấy thong thả rảo bước trên con đường đi học năm xưa; bước chân thỉnh thoảng lại vướng vào sợi rơm, cộng rạ như níu giữ tuổi học trò ngây thơ hồn nhiên ngày ấy, một thời đạn bom nhọc nhằn gian khó và cả những ước mơ. Trong chuyến về thăm quê tôi ghé nhà thầy, lớp học ngày xưa lâu lắm đã không còn. Thắp, dâng thầy một nén nhang thơm cho đỡ mủi lòng như bao lần thầm hứa trước mỗi chuyến đi.

                                                                            TRẦN VIÊT

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian