Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Nhân cái sự ngọng CUỐC/QUỐC, xã stress tý với ngọng 3 miền- ST

NHÂN CÁI SỰ NGỌNG "CUỐC" VÀ "QUỐC"-
XẢ TRESS TÝ VỚI NGỌNG 3 MIỀN

     LD: Mấy hôm rày đọc trên FB các tranh luận về vụ SGK CN lớp 1, tui mới té ngữa rằng hai từ CUỐC và QUỐC không hề đơn giản như lâu nay mình vẫn nghĩ. Nhiều người cứ khăng khăng rằng âm đọc CUỐC / QUỐC hoàn toàn giống nhau, từ đó phụ âm C, Q đều được đọc là “cờ” ráo. Nhưng với tui và đa số dân từ miền Trung trở vào- CUỐC là CUỐC, mà QUỐC là QUỐC; âm “cờ” và âm “quờ” đọc lên nghe khác nhau xa lơ xa lắc, không cần phải minh họa bằng từ đôi như CÁI CUỐC/ TỔ QUỐC để hiểu và phân biệt. Phải chăng đây là một kiểu NGỌNG mới mà lâu nay ta không để ý?!

      Nhưng thôi "bỏ đi Tám", tranh cãi nhiều thêm mệt. Nhân dịp lượm được trên internet bài viết về các thể loại ngọng ở cả 3 miền, tui xin biên tập lại đôi chút và post lên đây hầu ACE vui xả stress tý


Nhân cái sự ngọng CUỐC/QUỐC, xã stress tý

1- MIỀN BẮC:
Cơ bản sự “ngọng” của dân Bắc là phát âm “nhẹ” hẳn đi các phụ âm dẫn đầu mỗi chữ (như tr, r, s). Người khắt khe hơn thì cho rằng người Bắc “lười” không chịu khó uốn lưỡi một chút cho đúng âm mà lại chọn khuynh hướng đọc dễ dàng hơn: giảm bớt cái âm uốn cong hay cao lên của phụ âm đầu.

Dân Bắc các vùng Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, v.v..., và ngay cả dân cư đất “ngàn năm văn vật” - các huyện Hà Nội - rất “phổ thông” nói ngọng líu lo (và đặc biệt bị lưu tâm nhiều nhất) hai phụ âm “l,n.” Chẳng hạn:

“Đi Hà lội mua cái lồi về lấu cơm lếp”
(“Đi Hà nội mua cái nồi về nấu cơm nếp”)

Hoặc là:
“Chỗ lước lày lông, nội được!”
(“Chỗ nước này nông, lội được!”)

Hay:
“Thằng Nong nàm việc thì nếu náo; nhưng nòng nợn thì ló gắp nia gắp nịa.”
(“Thằng Long làm việc thì lếu láo; nhưng lòng lợn thì nó gắp lia gắp lịa.”)
“Mình không nàm thì có bảo mình không nàm; mà mình nàm thì ló nại bảo mình nàm nấy nệ.”
(“Mình không làm thì có bảo mình không làm; mà mình làm thì nó lại bảo mình làm lấy lệ. ”)
“Tự nhiên như người Hà lội.”
(“Tự nhiên như người Hà nội.”)

Toàn bộ các chữ có “l” phang tới thành “n” và ngược lại (!)
Đại đa số dân Bắc (kể cả người viết và gia đình) còn nói trật nguyên âm “r, d, gi” (“rờ” thành ra “dờ” hay “giờ”):
“Kính dâm”
(Kính râm / kính mát)
“Mấy giờ giồi?”
(“Mấy giờ rồi?”)

Và nổi bật nhất và phổ thông nhất là sai nguyên âm “tr, ch:”
“Mười lăm chăng chòn; mười sáu chòn chăng.”
(“Mười lăm trăng tròn; mười sáu tròn trăng.”)

Hay là:
“Đường xưa lối cũ có bóng che, bóng che che thôn làng
Đường xưa lối cũ có ánh chăng, ánh chăng soi đường đi.”
(Lời ca bài hát “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ mà tôi nghe ca sĩ Quang Minh - cũng dân Hải phòng - hát).

Trong khi lời hát đúng phải đọc là:
“Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn làng
Đường xưa lối cũ có anh trăng, ánh trăng soi đường đi.”

Một số địa phương ở Bắc như Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình… vẫn phát âm đúng các phụ âm “r, d và gi” trong khi phần lớn các vùng khác (ở miền Bắc) đều phát âm sai.

Nên để ý, thật oái oăm, nghịch lý ở đây là hai thứ ngọng (có lẽ vì lười không chịu uốn lưỡi ?!) rành rành “tr” thành “ch” và “r” thành “d, gi” của dân Bắc lại được đại chúng có khuynh hướng rộng lượng chấp nhận như là “dạng chuẩn” riêng trong vấn đề hát lời ca của ngành tân nhạc (?). Một vài ca sĩ không phải gốc Bắc như Ngọc Hạ (Đà Nẵng / Quảng Nam, miền Trung), và Phương Dung (Gò Công, miền Nam) khi hát tân nhạc đôi khi đã cố tình phát âm đúng chữ “tr” (trăng, trong, trời) chứ không đổi sang “ch” như thông lệ thì nghe lại có vẻ rất căng thẳng (?) và ngượng ngạo (?) Thành ra vấn đề âm thanh ngọng (mà thuận tai?) được chấp nhận (hay không) còn tùy vào sự cảm nhận của đại chúng. Như vậy, không có gì gọi là “chuẩn” tuyệt đối cả.

Vùng Hải Hậu, Nam Định thì lại ngọng “tr, t” một cách khác:
"Con tâu tắng nằm cạnh gốc te tụi giữ tưa hè."
("Con trâu trắng nằm cạnh gốc tre trụi giữa trưa hè.”)

Tương tự, một số dân ở địa phương Thái Bình thì lại ngọng chữ “r, d” một cách khác nghe rất lạ tai. Như bà hàng xóm của tôi (gốc Thái lọ) là dân di cư 1954 ở Sài gòn cứ gọi con ơi ới:
“Rương ơi Rương! Ra đây mẹ cho miếng rưa.”
(“Dương ơi Dương! Ra đây mẹ cho miếng dưa.”)

Hà Tây, Hà ta thì cũng “lười,” bỏ bớt dấu huyền của mỗi chữ cho nó đỡ vướng:
“Con bo vang”
(“Con bò vàng”)

Hát là:
Nhin chiêu vang đôi thông thưa thớt
Long bôi hôi buôn trông theo bóng”

(“Nhìn chiều vàng đồi thông thưa thớt
Lòng bồi hồi buồn trông theo bóng”
(Lời bản nhạc “Chiều Vàng” của Nguyễn Văn Khánh)

Người Bắc đọc sai tất cả chữ phụ âm “s” thành âm “x” hết ráo trọi; trong khi người miền Trung và miền Nam lại phân biệt “s, x” rất rõ ràng. Bắc kỳ đọc “s, x” như sau đây:
“Xáng xớm xương xuống xào xạc; xã xệ xửa xoạn xuống xuồng xang xông.”
(“Sáng sớm sương xuống xào xạc; xã xệ sửa soạn xuống xuồng sang sông.”)

Mẹ tôi còn kể thêm là ở ngoài Bắc, có vùng còn ngọng nguyên âm “s, x” ra “th” mà tôi chưa kiểm chứng được xem ra loại ngọng này thuộc vùng nào (Kính nhờ các bác uyên thâm bổ túc dùm nhà cháu ở phần này):
“Thúng hay thấm? hay trẻ con thậm thàn”
(“Súng hay xấm? hay trẻ con dậm sàn”)

2- MIỀN TRUNG:
Dân Trung (Huế và các xứ Quảng) hầu hết nói chéo (sai) hai dấu hỏi ngã:

“Đễ kỹ niệm”
(“Để kỷ niệm”)

Hoặc đổi phụ âm “t” thành “c” ở cuối chữ:
“Làm lụng đầu tắc mặc tối.”
(“Làm lụng đầu tắt mặt tối.”)

Người Huế chính gốc “ớt hiểm” còn chơi thêm dấu “nặng” vào hầu hết các các chữ; và đồng thời thêm “g” ở cuối chữ “không g.” Hiểu như vậy thì quý vị cũng đừng ngạc nhiên khi một cô thợ hớt tóc người Huế thơ mộng hỏi: “Anh muốn cắt dài hay cắt ngắn?”

Hắng” / “Hắn”
Miền Trung, nhất là xứ Quảng, đôi khi xài sang, cho thêm nguyên âm “o, a” ở giữa chữ cho long trọng:
Đo(á)m noái / Đám nói”
Hay:
Đo(á)m hoải / Đám hỏi.”
Hoặc:
Lâu đo(à)i tình o(á)i.” / Lâu đài tình ái.”

Vùng Bình Định Qui Nhơn phát âm “hơi sai” nguyên âm “a, ă, e, ê, iê:”
“Nem boa bửa không tém một bửa”
(Đọc số phone: “537-0817”)

Hoặc:
eng / ăn;” ” “téc đèng / tắt đèn;” “Chó kéng / Chó cắn;” “Nghem / Nghiêm.”

Dân Khánh Hòa, Phú Yên ngoài “a, ă, e, ê, iê...” (nhưng nghe sai có vẻ nhẹ nhàng hơn người Bình Định) còn đọc “ơ” thành ra “u” mới chết người. Gia đình thằng em cột chèo của tôi người Nha Trang (Khánh Hòa) nói thoải mái mời tôi:
“Mời anh ở lại ăn cum / ăn cơm.”

3- MIỀN NAM:

Dân Nam, đa số, có khó khăn khi phát âm các chữ bắt đầu bởi phụ âm “v, d.” Chẳng hạn câu đùa
“Dân dzệ dê dzợ dân dzận. Dân dzận dzậng dân dzệ.”
(Dân vệ dê vợ dân vận. Dân vận giận dân vệ)

( Nói tắt câu: Anh lính Dân vệ dê vợ của anh cán bộ Dân Vận Chiêu hồi. Làm cho anh cán bộ Dân Vận Chiêu Hồi giận hết sức!”

Hoặc:
“Cười lên đi để dzăng dzàng sáng chói / Răng vàng”
(Lời hát nhái trong dân gian cho câu “Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát” từ bài “Khúc ca ngày mùa “của Lam Phương).

Hoặc:
Đi đâu chơi mới dzề hả? Dzui hông?...”
(“Đi đâu chơi mới về hả? Vui không?”)
Và sai lẫn lộn phụ âm “t, c” ở cuối mỗi chữ, đồng thời đôi khi tiện tay bỏ bớt nguyên âm (a, e, i, o, u) ở giữa chữ:
Giữ chặc tình thân hủ / Giữ chặt tình thân hữu;”
Cúi từng có giá đặt biệt / Cuối tuần có giá đặc biệt”

Đồng bào “Nam bộ” ta cũng dùng chéo (sai) hai dấu “hỏi ngã” và thêm “g” vào chữ “không g” như các bác Trung kỳ:
“Cho tui xin nửa chéng cơm nửa.”
(“Cho tôi xin nửa chén cơm nữa.”)
“Tổ quắc ăng năng / ăn năn”

Bà mẹ vợ tôi, người gốc Long Xuyên, khi nói đã tự ý đổi “y” thành “i” ở cuối chữ; đôi khi nghe cũng dễ bị hiểu lầm lắm (?):
Tịm chúng tôi có báng đủ các lọi đồng hồ đeo tai.”
“Tiệm chúng tôi có bán đủ các loại đồng hồ đeo tay.”
(Như lóng rày ca sĩ BC làm quảng cáo cho tiệm đồng hồ Tic-Toc trên TV) .

Riêng dân vùng đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng còn ngầu hơn, miệt này phát âm chữ “r” thành ra “g” nghe thoáng như lưỡi bị ngắn (?) hoặc giống tiếng Miên (?):

Bắt con cá gô bỏ gổ, nó gục gịch gục gịch gớt dzào gổ gau găm.”
(“Bắt cá rô bỏ rổ, nó rục rịch rục rịch rớt vào rổ rau răm.”)
Tôi có rất nhiều bạn nói kiểu “đi ga chết gồi” (“đi ra chết rồi”) này. Nghe riết rồi cũng quen tai.

Ngoài ra, còn có hàng chục thổ ngữ nhỏ khác với cách phát âm và chữ dùng mà người vùng khác không tài nào hiểu nổi
(…)
4- KẾT:
Đã có nhiều ý kiến khá mạnh dạn cho rằng giải quyết vấn đề ngọng phải bắt đầu ngay từ lớp thấp nhất của trường tiểu học. Các trường sư phạm đào tạo thầy giáo, cô giáo tiểu học được đề nghị sẽ phải bắt buộc có điều kiện thu nhận khắt khe: Chỉ thu nhận thí sinh, sinh viên (làm thầy giáo trong tương lai) không ngọng. Có như vậy thì mới mong tìm ra lời giải, cách xuyên phá được vòng lẩn quẩn (dirty cycles), của bài toán “ngọng.” Tình trạng ngọng hiện nay ở trong nước thật đáng bi quan: Nhiều trường học của các huyện nằm ngay trong thủ đô, cái nôi văn hóa, Hà Nội (huyện Đông Anh hay Mỹ Linh chẳng hạn) có đến 30-40% tổng số học sinh tiểu học nói ngọng và 20-30% giáo viên ngọng - mà cả thầy Hiệu trưởng và Hiệu phó cũng ngọng luôn thể !

Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu (ngọng) mãi thế này
.”


Trần Văn Giang (ST sưu tầm, có biên tập lại)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian