Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Trung Quốc không thích bài hát này đâu nhé!- ST

TRUNG QUỐC KHÔNG THÍCH BÀI HÁT NÀY ĐÂU NHÉ!

     Tháng sáu năm 2017,  Bắc Triều Tiên có đưa sang Trung Quốc một ban nhạc nữ chuyên chơi nhạc Pop. Dự trù trình diễn 3 ngày tại Hí Viện Trung Ương tại Bắc Kinh, thế nhưng chỉ sau một buổi biểu diễn, ban nhạc này đã bỏ về nước. Nguyên nhân do Chính quyền Trung Quốc đòi ban nhạc nữ của Bắc Triều Tiên cắt bỏ các bản nhạc ca ngợi lãnh tụ dòng họ KIM, trong đó có bài hát quan trọng nói về HÀO KHÍ lãnh tụ KIM NHẬT THÀNH qua dãy núi Paektu Mountain có tự đề: “For Us, There is Paektu Mountain” hay “Núi Paektu của Dân Tộc Chúng Ta”- và ban nhạc nữ này đã bỏ về vì không chấp nhận điều đó.



      Vì sao Trung Quốc không muốn nghe ban nhạc nữ Moranbong Band hát bài ca ngợi Kim Nhật Thành ở dãy núi Paektu Mountain ?

      Là khu vực tuyến đầu nằm giữ 2 quốc gia- giống hệt trường hợp ẢI NAM QUAN và THÁC BẢN GIỐC của Việt Nam- Núi Paektu, hayTrường Bạch, còn gọi là núi Bạch Đầu, là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Với chiều cao 2.744 mét, núi Bạch Đầu là đỉnh cao nhất trong dãy Trường Bạch ở phía bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía nam. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Mãn Châu. Đỉnh chóp bị cắt cụt bởi một hõm chảo núi lửa lớn trở thành một hồ nước có đường kính khoảng 5 km và sâu đến 850m. Đối với người Triều Tiên, vùng núi Baekdu/Trường Bạch rất thiêng liêng. Các nghiên cứu lịch sử cho rằng đây là nơi hình thành vương quốc Triều Tiên đầu tiên, Gojoseon, và dường như tồn tại cho đến năm 108 trước Công nguyên. Baekdu/Trường Bạch cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của Bắc Triều Tiên: Theo Bình Nhưỡng, người sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, sinh ra tại đây. Ngọn núi còn là căn cứ chủ yếu gắn liền với lịch sử kháng chiến chống sự đô hộ của Nhật trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai.

      Trong nhiều năm qua, Trung Quốc tranh giành dãy núi Paektu Mountain của Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến biên giới lớn nhất xảy ra một năm trời từ tháng 3 năm 1968 tới tháng 3 năm 1969, nhưng Trung Quốc không thể nào chiếm được dãy núi nầy. Một vài lần khác Trung Quốc cũng đưa quân đánh chiếm nhưng đều bị quân đội Bắc Triều tiên đẩy lùi.

      Năm 1997, hiệp ước biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên ký kết một phần, tuy nhiên thỏa hiệp về khu vực 12 dặm vuông sát chân núi Paektu Mountain vẫn chưa giải quyết.

      Gần đây nhất, tháng 6 năm 2003, Trung Quốc lại đưa quân đánh chiếm núi Paektu. Trong 3 ngày giao tranh dưới chân núi Paektu và sông Yalu, quân Bắc Triều Tiên hy sinh một trung đoàn nhưng vẫn không lùi bước, vẫn tiến lên bảo vệ tổ quốc. Quân Trung Quốc buộc lòng phải rút lui, và cho tới ngày nay 2 nước vẫn chưa đạt được thỏa hiệp về dãy núi nầy.

      Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc không muốn nghe ban nhạc nữ Moranbong Band hát bài ca ngợi Kim Nhật Thành ở dãy núi Paektu Mountain. Điều đáng nói ở đây là mặc dù Bắc Triều Tiên lệ thuộc Trung Quốc gần như đến 70% gạo, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các vật dụng kiến trúc xây dựng ...nhưng họ đã chứng tỏ mình không hề hèn yếu...


(sưu tầm và tổng hợp từ internet)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian