Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Tản mạn với cây đàn Guitar (Phần 1)- NPV

TẢN MẠN VỀ CÂY ĐÀN GUITAR (PI)

       Trong quá trình tìm ít thông tin về cây đàn guitar trên internet, ngoài trang wikipedia, NPV có gặp vài bài viết liên quan- không biết tác giả là ai, nhưng thấy có nhiều thông tin bổ ích và không kém phần lãng mạn nên tổng hợp lại để Quý độc giả và bạn bè cùng đọc, cảm nhận ...

Tự tình của một người đam mê Classic Guitar

      Cho tới ngày nay trong dàn nhạc hòa tấu, guitar classic vẫn bị đánh giá thấp so với những nhạc cụ khác như violin/viola, cello, piano, và ngay cả các nhạc cụ gió như clarinet, oboe, trumpet, saxophone,  v.v. Nó không có vị trí vì chẳng nhập được vào đâu cả. Âm lượng của nó không cao nên các nhạc sĩ không chú ý đến nó lắm. Có vài concerto đếm trên đầu ngón tay viết cho nó. Phổ thông nhất là chơi độc tấu. Nhưng phải đến đầu thế kỷ 20, sau không ít thăng trầm, cây đàn guitar classic mới thực sự có chỗ đứng đàng hoàng trên sàn diễn bên cạnh những nhạc cụ độc tấu khác, mới thoát kiếp "bình dân" để chiếm lĩnh đỉnh cao nghệ thuật.

       Những ai đã chơi classic guitar rồi thì sẽ có những rung cảm rất riêng tư về nó. Không có nhạc cụ nào có sự gần gũi giữa cầm thủ và nhạc cụ như guitar. Cầm thủ guitar ôm nhạc cụ sát vào lòng. Cái thế ôm đó, hai tay vòng lại giữ đàn, là cách ôm giống như cách người ta ôm con, ôm người yêu, hay ôm những cái gì quý giá, quan trọng, như ôm hoa, ôm lúa, v.v. So với những nhạc cụ khác, ta không thấy cái gần gũi đó. Người chơi piano cách xa nhạc cụ cả mấy gang tay, chỉ có 10 ngón tay và 1 bàn chân là đụng đến đàn. Người chơi violin kẹp đàn vào giữa cằm và vai, tay trái nâng cần đàn. Cello, thì chỉ có tay trái là cầm đàn. Double bass thì đứng thẳng với đàn, nhưng ít khi chạm người và đàn. Còn các nhạc cụ gió thì chỉ có cặp môi và 2 bàn taỵ Harp thì cũng như piano, chỉ có mấy ngón tay và hình như là 1 bàn chân. Còn trống thì khỏi nói rồi, sự đụng chạm chỉ là tối thiểu . Cái tôi muốn nói ở đây là sự liên hệ giữa cầm thủ và guitar nó vô cùng gần gũi, vô cùng âu yếm, vô cùng gắn bó . Nếu bạn chơi guitar, thử làm cái này: ôm đàn vào lòng thật sát, đàn sẽ chạm vào ngực bạn; rồi bạn hít 1 hơi thật đầy lồng phổi và nín hơi lại, bạn thử khảy vài note hay vài cung đàn coi, bạn sẽ thấy ngực bạn cũng vang lên theo tiếng đàn, hoành cách mô bạn như rung lên. Sự cảm nhận âm thanh đến như thế là tuyệt đối rồi .

The Guitar and artist ( Ðàn ghi-ta và nghệ sĩ)- Vũ Kim Thanh
      Về cách chơi đàn, hay nói 1 cách kỹ thuật hơn, là về cách tạo âm, không có nhạc cụ nào có sự điều tiết (control) như guitar . Cầm thủ guitar dùng 4 ngón của tay trái là trỏ, giữa, áp út, và út để bấm lên dây đàn và 4 ngón tay của tay phải là cái, trỏ, giữa, và áp út để khảy và móc lên dây . Tay trái có thể làm thay đổi âm thanh bằng cách rung ngón (vibrato). Còn về tay phải, tùy theo lực, góc độ của ngón tay, và tình trạn móng tay lúc đó mà âm thanh sẽ thay đổi . Bạn thấy cả 2 tay cầm thủ đều được dùng để tạo âm . Do đó, cũng 1 cây đàn, mà 2 cầm thủ sẽ tạo ra 2 âm thanh khác nhau, tùy theo cá biệt của họ Sự điều tiết tạo âm đã đạt đến mức rất cao .

       Các nhạc cụ gió thường được xem là có sự điều tiết âm thanh cao độ vì họ dùng hơi thở con người tạo ra âm thanh, nhưng nghĩ cho cùng họ cũng phải đi qua các lưỡi gà (reed), và chính các lưỡi gà mới tạo ra âm thanh. Nhạc công chỉ điều tiết được có hơi thở, 2 bàn tay không điều tiết gì được nhiều; một là họ bịt các lỗ kèn lại, hai là mở chúng ra, vậy thôi . Còn piano thì sự điều tiết âm thanh chỉ là do cách điều tiết lực của các ngón tay thôi, nên cùng 1 cây đàn, bất cứ cầm thủ nào cũng sẽ tạo âm thanh na ná như nhau . Violin thì cầm thủ dùng tay trái như guitar, nhưng tay phải, không, phải nói là cánh tay phải thì dùng cung. Chỉ 1 đôi khi thì có dùng ngón trỏ để khảy . Mặc dù sự điều tiết lên cung rất cao độ, sự đụng chạm giữa người và đàn thì hoàn toàn không có. Bạn nào chơi violin thì sẽ rõ sự quan trong của cây cung như thế nào . Một cây violin tốt, chưa đủ, phải còn có cây cung tốt nữa .

The Guitar and artist 2 ( Ðàn ghi-ta và nghệ sĩ)- Vũ Kim Thanh
       Nếu chỉ nói về vẻ đẹp hình dáng lúc trình diễn, thì các nhạc cụ khác không sao so lại với guitar . Piano thì khán giả chỉ thấy chiều ngang của cần thủ và đàn, không thấy rõ khuôn mặt và sự diễn tả. Hai bàn tay thì chỉ thấy mập mờ tay phải còn tay trái thì gần như không thấỵ Violin thì có 2 thế đứng và ngồị Cái thế ngồi của violin thì thật là xấụ, tướng ngồi giống như bị gù lưng. Còn thế đứng violin thì oai hùng, kiêu sạ Cái đó đẹp, nhưng khuôn mặt cầm thủ lại hay bị cây cung cắt. Có khi cầm thủ nghiêng mặt qua bên phải thì lại trông như đang ngủ gục trên bàn. Còn bàn tay trái, đối với khán giả thì trông như lúc nào cũng vo lại 1 cục. Chính vì vậy mà bạn hiếm khi nào thấy hình bià 1 CD nào chụp cầm thủ violin đang chơi đàn . Đa số là hình chụp đang làm dáng với cây đàn. Về cây harp, thế ngồi thật là khoan thai, đài các. Chính vì vậy chỉ có phụ nữ chơi harp thôi . Tôi chưa bao giờ thấy 1 nam nhân nào chơi harp cả . Nhưng khi trình diễn thì khán giả chỉ 1 bên mặt cầm thủ, một bên kia bị mấy dây đàn cắt dọc hết . Đôi bàn tay cũng không phô bày rõ rệt cho khán giả thưởng thức vẻ đẹp.

       Thế ngồi guitar là 1 thế ngồi tuyệt đẹp: quý phái, vững chãi, mời mọc, tình tứ. Chân trái gác lên 1 ghế nhỏ (foot rest), và eo đàn gác lên đùi trái . Tay phải choàng qua thùng dưới của đàn và bàn tay đặt khoảng lỗ đàn. Bàn tay trái cầm cần đàn phô bày 4 ngón tay nổi bật lên nền đen mun của gỗ cần đàn . Nếu là nam thì thế ngồi đó vô cùng thích hợp. Nếu là nữ thì cũng không kém phần tao nhã, nhất là các nàng mặc áo đầm . Khi trình diễn cầm thủ guitar trực diện với khán giả, toàn bộ khuôn mặt được khán giả chiêm ngưỡng. Bao nét diễn tả đều đưọc dễ dàng thu nhận . Hai bàn tay guitar đều trình bày rõ rệt làm sự thưởng lãm thêm phần linh hoạt . Bàn tay trái guitar là một tuyệt tác của nhân loạị, nó trưng bày tất cả những khéo léo và tinh tế mà bàn tay con người có thể tạo ra . Không có một động tác nào khác trông ngoạn mục như bàn tay trái guitar. Bàn tay hoạ sĩ, bàn tay điêu khắc gia, bàn tay violin, piano, harp, kèn, trống v.v đều không thể sánh . Trong khi trình tấu, cầm thủ hay nhìn bàn tay trái mình. Thật ra nọi người đều tập trung vào bàn tay trái đó . Bao nhiêu vẻ đẹp của bàn tay con người được thưởng thức một cách tối đa . Trong lúc đó khuôn mặt của cầm thủ hơi nghiêng về phía tay trái, bày tỏ những rung cảm của bản nhạc, như đang tâm sự vơi đàn, hỗ trợ thêm cho sự thưởng ngoạn bản nhạc . Trong hội họa, có biết bao nhiêu tác phẩm vẽ cô gái ôm đàn lute hay baroque guitar - tiền thân của guitar. Chắc bạn cũng có xem qua bức tranh "The Guitar Player" của Vemeer. Bức tranh vẽ 1 thiếu nữ đang chơi guitar. Sở dĩ các hoạ sĩ hay vẽ guitar vì nó có thể miêu tả sự khéo léo của bàn tay .

The Guitar Player"- Vemeer
       Người nghe guitar cảm thấy rất gần gũi với người chơi đàn. Nếu bạn thanh niên nào đã từng đánh đàn cho người yêu mình nghe thì sẽ có kinh nghiệm nàỵ. Nàng sẽ ngồi đối diện bạn thật gần. Rất gần như bạn có thể nghe hơi thở của nàng, và vẫn không ảnh hưởng gì đến việc đánh đàn của bạn cả . Còn nếu nàng tựa đầu vào vai bạn từ sau lưng. nàng có thể nghe âm thanh từ trong người bạn toát ra, và bạn cũng vẫn dễ dàng thao lược trên cần đàn . Sự gần gũi này không có trong piano hay violin. Người nghe piano phải ngồi hơi xa 1 chút mới nghe haỵ, hơn nữa ngồi gần quá đôi khi làm ngượng vì cầm thủ cảm thấy như bị dòm ngó sau lưng. Nhất là con gái chơi đàn piano; tôi cảnh cáo các bạn trai, chớ bao giờ đứng sau lưng nàng . Còn violin thì còn phải đứng xa hơn kẻo trúng cùi chỏ cánh tay phải .

       Guitar, tuy âm lượng không cao, nhưng âm sắc ấm áp, và tình tứ. Nó gần gũi với người chơi và người nghe khiến sự truyền đạt rung cảm rất dễ dàng . Với vẻ đẹp quyến rũ của thế ngồi và cách chơi đàn, nó đã được ngưỡng mộ khắp nơi. Tôi đã thủ thỉ với nó gần cả đời người . Tôi và nó đã quá gắn bó, quá cảm thông, không thể rời xa nhau được nữạ…

Guitar Classic trong hội họa:

       Cây đàn Guitar classic từ lâu đã đi vào hội họa, được nhân cách hóa là Nàng- mỹ nhân gợi cảm. Người nghệ sĩ chính là chàng lãng tử, bàn tay vàng lướt trên phím đàn. Hương thơm da thịt nàng biến thành những nốt nhạc, nhẹ nhàng như lá thu bay, như làn gió giữa không gian huyền ảo, tạo thành những cung bậc rung động xao xuyến. Âm thanh phát ra từ trái tim tâm huyết, chứa chất tình yêu đôi lứa nồng nàn và vĩnh cữu...

      Xin mời Quý độc giả và bạn hữu cùng thưởng ngoạn, chia sẽ cảm nhận... qua một số tác phẩm hội họa lấy cảm hứng từ cây đàn guitar classic với sự đam mê và đầy ắp nỗi niềm tự sự.


Xem tiếp phần 2:
(NPV sưu tầm và tổng hợp từ internet)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian